“Tứ bất tử” cực kì linh ứng trong dân gian Việt Nam

“Tứ bất tử” là tên gọi chung của bốn vị thánh linh thiêng đất Việt, tượng trưng cho nhiều khía cạnh xã hội trong dòng chảy lịch sử Việt Nam.

1. Tản Viên Sơn Thánh (Sơn Tinh)

Tản Viên Sơn Thánh, được biết với tên gọi Sơn Tinh, là một nhân vật trong truyền thuyết Việt Nam. Ngài là  núi tổ của các núi ở Việt Nam.Trong tâm tức người Việt, Tản Viên Sơn Thánh là vị thánh tượng trưng cho khả năng phát triển của cộng động, sáng tạo ra của cải vật chất, chiến thắng thiên tai, bảo vệ mùa màng, ổn định đời sống nhân dân.
Ông là người đứng đầu trong bốn vị thánh, huyền tích vị thánh này gắn liền với tuổi thơ nhiều người, đó là Sơn Tinh – Thủy Tinh.

Tản Viên Sơn Thánh là vị đứng đầu trong “Tứ bất tử”

Có một câu chuyện liên quan đến Tản Viên Sơn Thánh linh ứng, dằn mặt pháp sư Trung Hoa. Chuyện kể rằng: Cao Biền (pháp sư nổi tiếng Trung Hoa) thấy núi Tản Viên (núi Ba Vì) cao lớn hùng vĩ, thế núi lại hiểm trở, lại có sơn thánh linh ứng, liền nảy ý định trấn yểm. Cách trấn yểm của y là mổ bụng con gái chưa chồng 17 tuổi, vứt ruột, nhồi cỏ bấc vạo bụng, mặc quần áo rồi đặt ngồi lên ngai, tế bằng trâu bò. Y đem các thứ đó đến huyệt định yểm, đọc thần chú. Một khi tử thi động đậy, tức là thần linh ở đó đã nhập vào tử thi, là y rút kiếm chém đầu ngay tức khắc, như vậy đã yểm xong, đó là cách mà y đã trấn yểm kha khá tiên thánh.

Ở núi Ba Vì, khi tế lễ, đọc thần chú, Biền thấy tử thi cứ trơ trơ chẳng động đậy gì. Đúng lúc, Thánh Tản Viên ngồi trên ngựa trắng cưỡi mây bay ngang qua, Ngài bèn nhổ xuống bãi nước bọt, rồi bỏ đi không thèm đá động gì sấc. Cao Biền run sợ, ra lệnh dẹp tất, than rằng “Linh khí phương Nam không thể lường được. Vượng khí ở đây không bao giờ dứt. Ta phải về thôi”. Sau đó Biền được triệu về Trung Hoa, rồi qua đời sau đó mấy tháng.

Hàng năm, vào mùng 6 tháng 11 âm lịch, huyện Ba Vì tổ chức lễ dân hương để nhớ tới công lao, ân đức của Tản Viên sơn thánh.

2. Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng)

Huyền tích Thánh Gióng được dân gian truyền rằng: Một đứa trẻ lên 3 mà chẳng biết nói cười gì cả. Vậy mà khi giặc Ân xâm lấn, cậu bé ‘bất thường’ này bỗng nhiên ăn nói dõng dạc và trở thành vị tráng sĩ bất khả chiến bại trên sa trường.Vị này cưỡi ngựa sắt, đội nón sắt, cầm cây tre … một mình tả xung hữu đột, phá tan giặc Ân. Sau đó ông bỏ lại binh khí, cưỡi ngựa bay thẳng lên trời.

Tranh vẽ minh họa Thánh Gióng phá giặc Ân

Sóc Thiên Vương tượng trưng cho tinh thần ngoan cường chống giặc ngoại xâm, sức mạnh tuổi trẻ, tinh thần đoàn kết dân tộc.

Theo tục truyền, cứ đến ngày 9/4 âm lịch hàng năm, dân làng lại tổ chức lễ hội Gióng. Qua việc này, người dân có thể nhớ đến công phá giặc phương Bắc của Thiên Vương. Hơn nữa còn hiểu thêm về thẩm mỹ truyền thống, bài học chiến tranh nhân dân và là động lực cho lớp trẻ phấn đấu.

3. Chử Đồng Tử (Thánh Chử Đạo Tổ)

Là vị thánh thứ 3 trong “Tứ bất tử”, ngài tượng trưng cho tình yêu, hôn nhân và sự sung túc giàu sang. Câu chuyện về vị thánh này có vẻ được “chế tác” hơi nhiều: Thời Vua Hùng thứ 3, có người con gái tên Tiên Dung, đến tuổi cập kê nhưng vẫn chưa muốn lấy chồng, chỉ thích ngao du sơn thủy. Một hôm thuyền của công cúa đến nơi Chử Đồng Tử sinh sống, nàng cho quây màn ở bụi lau để tắm, ngờ đâu trúng ngay chỗ của Chử Đồng Tử (chỉ mặc chiếc khố) đang vùi mình trong cát. Tiên Dung kinh ngạc, hỏi thăm sự tình rồi nên duyên vợ chồng.
Phu thê họ mở chợ ở Hà Thám, nơi đây buôn bán tấp nập, trở nên phồn thịnh, người dân kính thờ Tiên Dung và Chử Đồng Tử làm chúa. Chử Đồng Tử trên đường giao thương thì gặp tăng sĩ tên Phật Quang, bèn ở lại học đạo và được tặng một chiếc nón lá và một chiếc gậy. Ngài thuật lại với vợ và cả hai đều bỏ việc buôn bán, bái sư học đạo.
Đang trên đường bái sư, cả hai thấm mệt, hai vợ chồng cắm gậy úp nón lên nghỉ. Bỗng nửa đêm, nơi này tự dựng lên thành vách, cung điện, văn võ bá quan lẫn tiên đồng ngọc nữ đều sẵn sàng hầu hạ. Người dân thấy thế liền dâng hương xin làm bầy tôi, từ đó nơi này trở nên sung túc, phồn thịnh, như một vương quốc riêng vậy.
Vua Hùng nghe tin, liền dấy binh chinh phạt, công chúa từ chối chống cự cha mình. Đến tối, quân nhà vua đang dựng trại nghỉ ngơi thì bão to gió lớn nổi lên, tất cả mọi thứ của đôi phu thê bay hết lên trời. Chỗ nền đất cũ bỗng trở thành một cái đầm rất lớn.
Nhân dân thấy đây là điều linh dị bèn lập miếu thờ, ngày đêm nhang khói và gọi đó là đầm Nhất Dạ Trạch (Đầm Một Đêm).

Truyền thuyết này được cho là câu chuyện liên quan đến Đạo Giáo, một tín ngưỡng Trung Hoa du nhập vào nước ta từ rất sớm. Cốt lõi của của huyền thoại và tín ngưỡng Chử Đạo Tổ mang màu sắc “Đạo giáo thuần Việt”. Ngài là người tiên phong trong việc tu tiên đắc đạo và truyền dạy pháp thuật cho người khác.

Lễ hội Tình Yêu được tổ chức khá hoành tráng, thu hút nhiều người chơi hội, đặc biệt là giới trẻ

Lễ hội Chử Đồng Tử – Tiên Dung hay còn gọi là lễ tình yêu diễn ra từ mùng 10 – 12 tháng 2 Âm lịch tại đền Đa Hòa và đền Hóa Dạ Trạch. Lễ hội tưởng nhớ đến tình yêu bất tử, tôn vinh công lao của Đức thánh Chử cùng phu thê mở mang bờ cõi, cứu nhân độ thế.

4. Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Thánh Mẫu là nữ giới duy nhất trong bốn vị thánh, câu chuyện của bà được cho là chân thật nhất. Bà được đưa vào hệ thống thánh thần từ thời Hậu Lê.

Trong tâm thức người Việt, Thánh Mẫu Liễu Hạnh là một vị thần biểu tượng cho khát vọng tự do, phóng khoáng, thoát khỏi những quy tắc ràng buộc của xã hội dành cho người phụ nữ. Bà đã được các triều đại phong kiến từ thời nhà Hậu Lê đến thời nhà Nguyễn cấp nhiều sắc, tôn phong là “Mẫu nghi thiên hạ – Mẹ của muôn dân” và cuối cùng quy y cửa Phật. Bà còn được cho là người đứng đầu hệ thống Tam phủ, Tứ phủ thờ đạo Mẫu.

Bà vốn là con gái thứ hai của Ngọc Hoàng Thượng đế, 3 lần giáng trần để hành thiện giúp đời. Đền thờ Thánh Mẫu hầu như được lập ở tất cả tỉnh, thành phố ở nước ta.

Thánh Mẫu 3 lần giáng trần hành thiện giúp đời. Tượng trưng cho đức hạnh, tinh thần

Nhiều nhà văn hóa học cho rằng, đây là màu sắc của người Việt, do người Việt “chắp bút”, khác hoàn toàn với Đạo giáo hay Phật giáo. Hiện nay, Đạo Mẫu đang là tín ngưỡng được rất nhiều người sùng bái.

“Tứ bất tử” đã ăn sâu vào nếp sống dân tộc Việt Nam. Họ là biểu tượng, là chỗ dựa tinh thần cho người Việt phát triển, dựng nước giữ nước trong suốt tiến trình lịch sử. Mỗi vị thánh đều tượng trưng cho một khía cạnh riêng biệt trong lịch sử xã hội “Đại Việt”, họ là một “nét vẽ” không thể thiếu trong “bức họa” di sản văn hóa Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ mua theme 0888.090.898